Từ cá nhân cho đến doanh nghiệp, đều mong muốn bản thân hoặc sản phẩm dịch vụ của mình thật vượt trội, thật khác biệt. Tuy nhiên, rất khó để đạt được “cảnh giới” vượt trội hoàn toàn về sản phẩm dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh trong môi trường năng động ngày nay. Ý tưởng mới có thể bị sao chép và đối thủ còn có thể kế thừa và làm tốt hơn.
Như vậy đành bó tay, chấp nhận là kẻ thua cuộc?
Bí kíp:
- Có những điểm tương đồng => nhằm vô hiệu hóa sự khác biệt của đối thủ
- Hãy có những sự khác biệt => tạo sự chú ý và sức cạnh tranh
- Có Total Customer Perceived Values lớn hơn đối thủ
Khái niệm về Customer Perceived Values = Giá Trị Cảm Nhận của khách hàng. Suy cho cùng, một sản phẩm dịch vụ được khách hàng lựa chọn, cuối cùng cũng đến từ giá trị cảm nhận.
Customer Perceived Value = Total Perceived Benefits – Total Perceived Costs
Total Perceived Benefits:
- Image value
- Personnel value
- Services value
- Product value
Total Perceived Costs:
- Monetary cost
- Time cost
- Energy cost
- Psychic cost
Nếu bạn chưa thật sự nổi trội về ý tưởng, về sản phẩm, về dịch vụ => hãy đảm bảo giá trị tổng thể mang lại cho khách hàng cao hơn đối thủ.
Món phở ở cửa tiệm của bạn tuy không có gia vị đậm đà gia truyền như quán khác, nhưng hãy đảm bảo món phở của bạn vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn, bảo vệ khi dẫn xe cho khách phải niềm nở, phở của bạn luôn có rau sống tươi xanh hay chỉ đơn giản toilet trong cửa hàng của bạn luôn sạch sẽ.
Bạn không phải là cá nhân nổi trội nhất, bạn không có các skill thuộc loại top talent, bạn vẫn đang là second option trong mắt quản lý, bạn chưa có một ngoại hình đẹp nhất… nhưng tổng thể giá trị các bạn mang lại hãy luôn luôn đủ lớn và giữ vững phong độ bền vững:
– Bạn sẽ là người làm việc chăm chỉ, nhiều hơn người khác
– Bạn sẵn sàng tham gia giải quyết các khó khăn
– Bạn vui vẻ hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp
– Bạn luôn có thái độ tích cực và lạc quan trước những khó khăn…
Đối thủ của bạn, không ai khác chính là bạn của ngày hôm qua.