Chiến lược là gì?

You are here:
< All Topics

(Học từ diễn giả Nguyễn Hữu Long – founder group PTDNV)

Có rất nhiều khái niệm về chiến lược được đưa ra và cũng nhiều ngộ nhận.

Chiến lược (strategy)?

  • Là con đường, là phương pháp để đạt được những mục tiêu dài hạn (long-term objectives), đạt được kết quả lớn lao (không phải kết quả nhỏ lẻ hay vụn vặt)
  • Là định vị độc đáo để tạo lợi thế cạnh tranh nhằm phát triển bền vững (sustainable development)
  • Lựa chọn dài hạn để khác biệt
  • Là một sự lựa chọn chủ động (proactive, không phải reactive) và có cơ sở từ những quyết định hệ trọng.

Và tư duy chiến lược không gì khác hơn là cách suy nghĩ, cách tư duy hướng đến những mục tiêu lớn lao, dài hạn, và có sơ sở vững chắc, dựa vào những phân tích khoa học, bao quát, đầy đủ, bằng những công cụ phù hợp để đưa ra những quyết định mang tầm chiến lược. Tư duy chiến lược không phải để phán đoán tương lai mà là để HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI trên cơ sở phân tích các thông tin quá khứ, hiện tại, và phán đoán những diễn biến có thể xảy ra trong tương lai.

Muốn rèn luyện tư duy chiến lược, ta phải rèn luyện khá nhiều thứ. Trước hết, phải có một tầm nhìn (vision) dài hạn và biết thiết lập những mục tiêu dài hạn (long-term objectives). Và trước khi đặt mục tiêu, người có tư duy chiến lược phải có khả năng phân tích (analyse) và tổng hợp (synthesize) các yếu tố bên trong (intertnal factors), bên ngoài (external factors) để biết mình đang ở đâu, chung quanh đang có gì trước khi nói đến chuyện đi đâu, về đâu…

Bên trong là nguồn lực nội tại (resources) với những thế mạnh (strengths) và điểm yếu (weaknesses) của chính mình hay tổ chức mình. Bên ngoài là những yếu tố liên quan đến “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, bao gồm các yếu tố vĩ mô (macro) và vi mô (micro), thị trường (market), những yếu tố có thể tạo ra những cơ hội (opportunities) hay tiềm ẩn những mối nguy (threats), để từ đó có thể vạch ra một con đường đi (về bản chất cũng là một sự lựa chọn/đánh đổi – choice/trade-off) để đi đến mục tiêu mà mình mong muốn (trong dài hạn).

Kế đến, người có tư duy chiến lược phải là người có khả năng hoạch định (planning), tức lập ra những kế hoạch dài hạn (long-term plan) và phân chia (break down) thành các bước đi cụ thể (stages) để thực hiện mục tiêu; và có khả năng “thấy” trước (foresee) những xu hướng (trends), diễn biến thay đổi của thời cuộc (environment) để điều chỉnh kế hoạch này.

Tư duy chiến lược, nói thì dễ, nhưng hiểu cho đúng và thực hiện cho đúng thì không đơn giản, đặc biệt trong xu hướng làm ăn chụp giựt, ngắn ngày của đại đa số các doanh nghiệp Việt.

Một tổ chức, công ty dù là tập đoàn cực lớn hay doanh nghiệp siêu nhỏ luôn cần những con người có tư duy chiến lược (strategic thinkers), biết hướng tầm nhìn ra xa, tìm những đích đến lâu dài, và biết lựa chọn những con đường tối ưu để đi đến cái đích đó. Đó không gì khác hơn là quá trình hoạch định chiến lược (strategic planning); và CHIẾN LƯỢC là thứ mà từ BÀ BÁN XÔI đến ÔNG CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN ĐA NGÀNH đều cần đến để phát triển bền vững (sustainable development).

5 CÂU HỎI VỀ CHIẾN LƯỢC

  1. Chúng ta đang ở đâu?
  2. Xung quanh chúng ta có gì?
  3. Chúng ta muốn đi đâu?
  4. Làm thế nào để đến đó?
  5. Làm thế nào để giữ vững?

Hoặc

  1. Mục tiêu của chúng ta là gì?
  2. Chúng ta cạnh tranh ở đâu?
  3. Chúng ta có giá trị khác biệt gì?
  4. Nguồn lực và năng lực chung ta là gì?
  5. Giá trị bền vững là gì?

KIỂM CHỨNG CHIẾN LƯỢC

  1. Giá trị độc nhất
  2. Chuỗi giá trị đặc biệt
  3. Đánh đổi rõ ràng
  4. Hoạt động hợp lực
  5. Duy trì định hướng

CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT

Chiến LượcChiến Thuật
Dài hạnNgắn hạn
Chủ độngBị động
Con đường chínhĐường phụ, ngõ, hẻm
Mục tiêu xaMục tiêu ngắn hạn
Giải pháp tổng thểGiải pháp tình thế
Xây dựng bởi quản lý cấp caoXD bởi nhiều người
Khó thay đổiDễ thay đổi
Ổn địnhKhông ổn định
Thành công lớnThành công nhỏ
Thiệt hại lớnThiệt hại nhỏ
Sở đoản của doanh nghiệp ViệtSở trường của doanh nghiệp Việt

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

  1. Product/ service
  2. Superior value (giá trị vượt trội)
  3. Target market / customer
  4. How to penetrate? (thâm nhập)
  5. How to grow?
  6. How to compete?
  7. Core competencies?
  8. How to sustain development? (phát triển bền vững)

CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG

  1. Positioning- Định vị
  2. Differentiation – sự khác biệt
  3. Core competencies – năng lực lõi
  4. Competitive advantage – lợi thế cạnh tranh
  5. Unique superior value – giá trị vượt trội, độc nhất
  6. Trade-off – sự đánh đổi
  7. Integrated actions – hành động liên kết
QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
  1. Thu thập thông tin
  2. Phân tích môi trường
  3. Thiết lập mục tiêu
  4. Phác thảo chiến lược
  5. Lựa chọn chiến lược
  6. Giải thích, truyền thông
  7. Kế hoạch triển khai

CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH

Phân tích Vĩ Mô: PEST ANALYSIS

  • Chính trị
  • Công nghệ
  • Kinh tế
  • Pháp lý
  • Văn hóa xã hội
  • Sinh thái

Phân tích Vi Mô:

  • Sản phẩm thay thế (substitive product)
  • Đối thủ hiện tại
  • Sức ép từ nhà cung cấp
  • Sức ép từ khách hàng (bargaining power)
  • Đối thủ sắp gia nhập (new entrant)

PORTER FIVE FORCES ANALYSIS (5+4 forces) – ÁP LỰC CẠNH TRANH

5 fources

  1. Khách hàng -> quyền thương lượng của người mua (Bargaining power of customers)
  2. Nhà cung cấp -> quyền thương lượng của nhà cung ứng (Bargaining power of suppliers)
  3. Sản phẩm thay thế -> nguy cơ sản phẩm / dịch vụ thay thế (threat of substitutes)
  4. Đối thủ tiềm ẩn -> nguy cơ từ người mới nhập cuộc (Threat of new entrants)
  5. Đối thủ hiện tại -> cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại (Competitive rivalry)

4 extra forces:

  1. Sản phẩm bổ sung
  2. Cơ quan chức năng
  3. Giới truyền thông
  4. Cộng đồng

PHÂN TÍCH 3C

  • Customer
  • Competitors
  • Corporation

PHÂN TÍCH SWOT

  • Cơ hội
  • Nguy cơ
  • Điểm mạnh
  • Điểm yếu

LỢI THẾ CẠNH TRANH – Competitive Advantage

  • Chi phí thấp – cost leadership
  • Khác biệt – differentation
  • Tập trung & chi phí thấp (tập trung 1 nhóm khách hàng / thị trường cụ thể và lợi thế giá rẻ)
  • Tập trung & khác biệt (tập trung 1 nhóm khách hàng / thị trường cụ thể và tạo khác biệt)
Next Nếu bạn không vượt trội, không khác biệt
Table of Contents